Lịch sử hoạt động và xuất khẩu Mil Mi-28

Trực thăng Mi-28 của Nga rơi ở Ryazan tháng 8/2015

Nga

Trong thập niên 1980, Mi-28 gặp rất nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệm, trình diễn tại triển lãm cũng như trong các chiến dịch quân sự. Những mẫu Mi-28 đầu tiên không thể chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, không thể hoạt động vào ban đêm và cũng không có cả tổ hợp định vị - ngắm bắn thống nhất. Chỉ đến năm 2005, Mi-28 mới có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu vào ban đêm, còn Ka-50 có khả năng từ năm 1982, trước Mi-28 23 năm.[23]

Các cuộc thử nghiệm của quân đội Liên Xô đều cho ra kết quả Mi-28 thua kém Ka-50 của hãng Kamov. Ka-50 được quân đội tiếp nhận và năm 1995 còn Mi-28 “Thợ săn đêm” sau rất nhiều lần chỉnh sửa phải đến tận năm 2009 mới được nghiệm thu.

Ấn Độ

Quân đội Ấn Độ đã yêu cầu Nga cung cấp một bản Mi-28 trang bị hệ thống điện tử của PhápBỉ.[44] Tuy nhiên, đến cuối tháng 10 năm 2011, AH-64D đã trở thành kẻ chiến thắng trong gói thầu 22 chiếc trực thăng tấn công của Ấn Độ.[45][46]

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi quyết định không lựa chọn Mi-28N vì tính năng kỹ chiến thuật. Về chuyên môn, chúng tôi cho rằng Mi-28N không đáp ứng được yêu cầu của gói thầu ở 20 tiêu chuẩn, trong khi Apache AH-64D đã thể hiện hiệu quả vượt trội trên tất cả các tiêu chuẩn mà chúng tôi đề ra".[47] Người Nga cho rằng các trực thăng của mình nằm trong số những loại tốt nhất thế giới, thậm chí hoàn toàn không có địch thủ ngang tầm nhưng Ấn Độ đã quyết định mua trực thăng АН-64D Apache Longbow chứ không phải Mi-28NE Night Hunter của Nga. Kết quả so sánh vũ khí trang bị và hệ thống avionics của Mi-28NE và АН-64D cho thấy kết quả nghiêng về phía trực thăng Mỹ. Sự lạc hậu của thiết bị làm gia tăng trọng lượng, kích thước của thiết bị và khiến Ấn Độ chọn loại trực thăng của Mỹ thay vì trực thăng của Nga[24]

Bàn về thất bại của chiếc Mi-28NE tại Ấn Độ Konstantin Makienko - chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ cho biết: Mi-28NE có mặt tại Ấn Độ là một thành tựu. Bởi chỉ vài năm trước đây, Nga còn không thể đưa ra một chiếc trực thăng có thể cạnh tranh với chiếc Apache Longbow.[48]

Iraq

Năm 2013, tại Iraq, Mi-28 là một phần trong gói mua vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD gồm bao gồm các hệ thống phòng không Pantsir-S1, tên lửa vác vai Igla-S, máy bay Su-25 và trực thăng tấn công Mi-28NE. 15 chiếc đầu tiên giao hàng vào 2013, 13 chiếc tiếp theo vào năm 2014, và 10 chiếc vào năm 2015. quân đội Iraq cũng đẩy mạnh mua sắm các loại trực thăng khác của Nga như Ka-52 Alligator và Mi-35 Hind E. Iraq cũng mua 20 chiếc AH-64E, tuy nhiên số lượng máy bay trực thăng Nga sẽ giữ vai trò chủ đạo tại Iraq trong thời gian tới.[49] Ông Khaled al-Obeidi, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq khẳng định loại vũ khí Nga là hiệu quả nhất trong chiến đấu chống lại các phần tử ISIL. Theo ông, vũ khí Nga đã chứng minh là lựa chọn tốt nhất trong chiến tranh chống khủng bố và Mỹ không thể cung cấp được các loại thiết bị quân sự này: “Vũ khí Mỹ thường không thể chịu được các cuộc đối đầu dã chiến đang diễn ra trong khi Iraq lại cần số lượng lớn các loại vũ khí này”[50]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mil Mi-28 http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.airforce-technology.com/projects/mi-28n... http://www.airrecognition.com/index.php?option=com... http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationweek.com/Article.aspx?id=/artic... http://beforeitsnews.com/vietnamese/2016/04/nga-th... http://www.defenseindustrydaily.com/joint-common-m... http://www.defensenews.com/osd_story.php?sh=VSDI&i... http://www.flightglobal.com/airspace/media/reports... http://www.globalpost.com/dispatch/news/regions/mi...